ĐH Quốc gia TP HCM công bố đề minh họa thi đánh giá năng lực 2025

Đề thi đánh giá năng lực Đại học Quốc gia TP HCM 2025 vẫn gồm 120 câu trắc nghiệm, nhưng được điều chỉnh để phù hợp với chương trình mới.

Ngày 12/11, Đại học Quốc gia TP HCM ban hành cấu trúc và mẫu đề thi đánh giá năng lực từ năm 2025.

Mẫu đề thi đánh giá năng lực 2025

Bài thi có ba phần. Phần Logic - Phân tích số liệu và Giải quyết vấn đề ở các năm trước được gộp lại thành "Tư duy khoa học" với 30 câu trắc nghiệm. Câu hỏi được xây dựng theo hướng cung cấp thông tin, số liệu, dữ kiện, từ đó yêu cầu thí sinh vận dụng, xác định kết quả thực nghiệm, dự đoán quy luật...

Phần Sử dụng ngôn ngữ gồm Tiếng Việt và Tiếng Anh với 60 câu hỏi thay vì 40 câu như trước. Cuối cùng là phần Toán học với 30 câu.

Tổng cộng, đề gồm 120 câu hỏi trắc nghiệm khách quan nhiều lựa chọn. Thí sinh làm bài trên giấy trong 150 phút. Điểm của từng câu có trọng số khác nhau, tùy thuộc vào độ khó, tổng điểm là 1.200. Trong đó, Tư duy khoa học và Toán học mỗi phần 300 điểm, Sử dụng ngôn ngữ 600 điểm.

Theo Trung tâm Khảo thí và Đánh giá chất lượng đào tạo của Đại học Quốc gia TP HCM, cấu trúc và nội dung đề thi đánh giá năng lực năm 2025 có nhiều nét tương đồng với các đề thi chuẩn hóa quốc tế như SAT (Mỹ), PET (Israel) hay GAT (Thái Lan).

Đề thi hướng tới đánh giá năng lực tổng quát của học sinh, giúp các trường đại học, cao đẳng tuyển được thí sinh phù hợp, đồng thời đảm bảo tính công bằng dù các em chọn những môn học khác nhau ở phổ thông.

Thí sinh dự thi thi kỳ thi đánh giá năng lực của ĐH Quốc gia TP HCM, tại điểm thi Đại học Khoa học Tự Nhiên, tháng 4. Ảnh: Quỳnh Trần

Thí sinh thi đánh giá năng lực của Đại học Quốc gia TP HCM, hồi tháng 4. Ảnh: Quỳnh Trần

Kỳ thi đánh giá năng lực của Đại học Quốc gia TP HCM có quy mô lớn nhất cả nước, với gần 107.000 thí sinh vào năm ngoái. Hơn 100 trường sử dụng kết quả này để xét tuyển.

Năm 2025, kỳ thi diễn ra trong hai đợt, vào ngày 30/3 và 1/6.

Các địa điểm thi gồm Thừa Thiên - Huế, Bình Phước, Tây Ninh, Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa, Bình Thuận, Đắk Lắk, Lâm Đồng, Thành phố Hồ Chí Minh, Bình Dương, Đồng Nai, Bà Rịa – Vũng Tàu, Tiền Giang, Bến Tre, Đồng Tháp, Vĩnh Long, An Giang, Cần Thơ, Kiên Giang, Bạc Liêu.

Lệ Nguyễn

Bình luận tài liệu (0 bình luận)

Sắp xếp theo

Bạn cần đặt mua gói tài liệu này để xem bình luận

Tin tức liên quan

Dạng thức và đề cương bài thi đánh giá năng lực áp dụng từ năm 2025

Dạng thức và đề cương bài thi đánh giá năng lực áp dụng từ năm 2025

Bài thi đánh giá năng lực học sinh trung học phổ thông (THPT) của ĐHQGHN được xây dựng đánh giá các năng lực của học sinh THPT đạt được theo Chương trình giáo dục phổ thông tổng thể được ban hành năm 2018 của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Bài thi đánh giá ba nhóm năng lực cốt lõi: .....

02:27 31-10-2024 | Tin tức
Lịch dự kiến thi đánh giá năng lực của ĐH Quốc gia Hà Nội 2025

Lịch dự kiến thi đánh giá năng lực của ĐH Quốc gia Hà Nội 2025

Kỳ thi đánh giá năng lực của Đại học Quốc gia Hà Nội năm 2025 gồm 6 đợt, bắt đầu từ tháng 3, dự kiến có khoảng 85.000 lượt thi.

02:21 31-10-2024 | Tin tức
6 điểm mới và lịch thi đánh giá năng lực năm 2025 của ĐH Quốc gia Hà Nội

6 điểm mới và lịch thi đánh giá năng lực năm 2025 của ĐH Quốc gia Hà Nội

Đại học Quốc gia Hà Nội ngày 22/8 công bố 6 điểm mới của kỳ thi đánh giá năng lực (HSA) và lịch thi dự kiến năm 2025.

20:30 30-10-2024 | Tin tức
Cấu trúc bài thi Đánh giá năng lực HSA 2025 của Đại học Quốc gia Hà Nội

Cấu trúc bài thi Đánh giá năng lực HSA 2025 của Đại học Quốc gia Hà Nội

Cấu trúc bài thi Đánh giá năng lực, HSA 2025, Đại học Quốc gia Hà Nội, Phần thi Toán học, Ngôn ngữ - Văn học, Khoa học, Bài thi Ngoại ngữ, Câu hỏi trắc nghiệm, Thời gian làm bài, Đề thi tham khảo HSA, Chương trình giáo dục phổ thông mới 2018, Đánh giá năng lực chuyên biệt.

20:25 30-10-2024 | Tin tức
Hỗ trợ 24/7