Dạng thức và đề cương bài thi đánh giá năng lực áp dụng từ năm 2025
DẠNG THỨC VÀ ĐỀ CƯƠNG CHI TIẾT BÀI THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC HSA (ÁP DỤNG TỪ NĂM 2025)
(ban hành theo Quyết định số: 422 /QĐ-KT của Giám đốc Trung tâm Khảo thí ĐHGHN ngày 23 tháng 7 năm 2024)
Bài thi đánh giá năng lực học sinh trung học phổ thông (THPT) của ĐHQGHN được xây dựng đánh giá các năng lực của học sinh THPT đạt được theo Chương trình giáo dục phổ thông tổng thể được ban hành năm 2018 của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Bài thi đánh giá ba nhóm năng lực cốt lõi: (i) giải quyết vấn đề và sáng tạo; (ii) giao tiếp và hợp tác; (iii) tự chủ và tự học, năng lực tìm hiểu, khám phá và ứng dụng khoa học tự nhiên và/hoặc khoa học xã hội và một số năng lực đặc thù: Lập luận, tư duy logic, ngôn ngữ, tính toán, tin học và năng lực ngôn ngữ tiếng Anh.
1. Cấu trúc bài thi
a) Dạng thức bài thi
- Phần 1 (Toán học và xử lí số liệu/Tư duy định lượng): 75 phút, 50 câu hỏi (35 câu hỏi trắc nghiệm khách quan 4 lựa chọn và 15 câu hỏi điền đáp án, chưa bao gồm câu hỏi thử nghiệm không tính điểm); thang điểm: 50.
- Phần 2 (Văn học - Ngôn ngữ/Tư duy định tính): 60 phút, 50 câu hỏi (trắc nghiệm khách quan 4 lựa chọn) trong đó có 25 câu hỏi đơn và 5 chùm câu hỏi gồm 1 ngữ cảnh đi kèm 5 câu hỏi, (chưa bao gồm câu hỏi thử nghiệm không tính điểm); thang điểm: 50.
- Phần 3 (Khoa học/Tiếng Anh): 60 phút, 50 câu hỏi (trắc nghiệm khách quan 4 lựa chọn và điền đáp án, chưa bao gồm câu hỏi thử nghiệm không tính điểm); thang điểm: 50.Thí sinh lựa chọn thi Khoa học hoặc Tiếng Anh.
- Phần thi Khoa học chọn 3 trong tổng số 5 chủ đề: Vật lí, Hóa học, Sinh học, Lịch sử, Địa lí. Mỗi chủ đề có từ 16 đến 17 câu hỏi trong đó có các câu hỏi đơn và từ 1 đến 3 chùm câu hỏi gồm 1 ngữ cảnh đi kèm 3 câu hỏi. Trong một lựa chọn, hai chủ đề thuộc cùng lĩnh vực (khoa học tự nhiên hoặc khoa học xã hội hoặc liên ngành) có 17 câu hỏi chính thức/ 1 chủ đề, chủ đề còn lại có 16 câu hỏi chính thức + 1 câu hỏi thử nghiệm không tính điểm Các chủ đề thi về Vật lí, Hóa học, Sinh học có tối thiểu 01 câu hỏi điền đáp án/ 1 chủ đề.
- Phần Tiếng Anh gồm 50 câu hỏi câu hỏi trắc nghiệm khách quan 4 lựa chọn trong đó có 35 câu hỏi đơn và 3 chùm câu hỏi gồm 1 ngữ cảnh đi kèm 5 câu hỏi về từ vựng, ngữ pháp, diễn đạt trong văn bản viết, đọc hiểu văn bản, tình huống,… Phần thi tiếng Anh thiết kể để phục vụ các ngành đào tạo ngoại ngữ, ngôn ngữ và văn hóa nước ngoài.
b) Độ khó của các câu hỏi trong đề thi
Phần thi Toán học và Xử lí số liệu, Văn học – Ngôn ngữ, Khoa học: Độ khó các câu hỏi tăng dần từ cấp độ 1 đến cấp độ 3 và được phân định theo tỉ lệ:
+ Cấp độ 1: 20%
+ Cấp độ 2: 60%
+ Cấp độ 3: 20%.
Phần thi Tiếng Anh rong phần lựa chọn thứ ba: Độ khó các câu hỏi gồm 4 cấp độ (bậc 2, bậc 3, bậc 4, bậc 5) theo khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dành cho Việt Nam (Thông tư số 01/2014/TT-BGDĐT ban hành ngày ngày 24 tháng 01 năm 2014 của Bộ Giáo dục và Đào tạo Việt Nam) tương đương bậc: A2, B1, B2 và C1 theo khung tham chiếu chung Châu Âu và được phân định theo tỉ lệ:
+ Bậc 2: 25%
+ Bậc 3: 35%
+ Bậc 4: 35%
+ Bậc 5: 5%.
c) Thời gian làm bài
195 phút (trường hợp có câu hỏi thử nghiệm sẽ được cộng thêm thời gian nhưng không kéo dài quá 05 phút).
d) Phân bổ theo chương trình trung học phổ thông
- Lớp 10 khoảng 10%
- Lớp 11 khoảng 30%
- Lớp 12 khoảng 60%
Riêng chủ đề Vật lí, Sinh học có thể thay đổi trong khoảng ± 5% theo phân bố chương trình giữa các lớp. Phần thi tiếng Anh kiến thức trong chương trình lớp 12: khoảng 45%, kiến thức tổng hợp, vận dụng bậc cao trong chương trình: khoảng 15%.
2. Đề cương chi tiết
Nội dung |
Lĩnh vực kiến thức/chuyên môn |
Dạng thức câu hỏi |
Số câu hỏi |
Mục tiêu đánh giá |
|
A. BẮT BUỘC: Phần 1: 50 câu hỏi Toán học và Xử lí số liệu (chưa gồm câu hỏi thử nghiệm không tính điểm) Phần 2: 50 câu hỏi Văn học - Ngôn ngữ. |
|||||
Phần 1. Toán học và Xử lí số liệu
Thời gian: 75 phút Thang điểm: 50 |
Số học và Đại số (số học, mệnh đề, tập hợp, biểu thức đại số, hàm số và đồ thị, phương trình và hệ phương trình, bất phương trình và hệ bất phương trình, lượng giác, lũy thừa, mũ, logarit, dãy số, cấp số cộng, cấp số nhân, đại số tổ hợp…); Một số yếu tố giải tích (giới hạn, hàm số liên tục, đạo hàm, nguyên hàm, tích phân…), Hình học phẳng và hình học không gian; Đo lường; Thống kê và xác suất; Tổng hợp và tư duy toán học. |
- 35 câu hỏi trắc nghiệm khách quan bốn lựa chọn/ 01 đáp án đúng duy nhất. - 15 câu điền đáp án. |
50 |
Thông qua lĩnh vực Toán học và Xử lí số liệu đánh giá năng lực chung: tự chủ và tự học, giải quyết vấn đề và sáng tạo năng lực toán học (tư duy logic và lập luận toán học, mô hình hoá toán học, giải quyết vấn đề toán học, giao tiếp toán học, sử dụng các công cụ và phương tiện học toán; vận dụng toán học kết nối toán học với thực tiễn, với khoa học tự nhiên, xã hội cũng như khả năng tự tìm hiểu những vấn đề có liên quan đến toán học trong cuộc sống. |
|
Phần 2. Ngôn ngữ - Văn học
Thời gian: 60 phút Thang điểm: 50 |
Ngôn ngữ - Văn học Ngữ liệu liên quan đến nhiều lĩnh vực trong đời sống, văn học, ngôn ngữ (từ vựng – ngữ pháp, ngữ nghĩa, hoạt động giao tiếp, sự phát triển của ngôn ngữ và các biến thể ngôn ngữ, hành văn), văn hóa, xã hội, lịch sử, địa lí, nghệ thuật, v.v..
|
50 câu hỏi trắc nghiệm khách quan bốn lựa chọn trong đó có 25 câu hỏi đơn và 5 chùm câu hỏi gồm 1 ngữ cảnh đi kèm 5 câu hỏi. |
50 |
Thông qua lĩnh vực Ngôn ngữ- Văn học đánh giá năng lực chung: giải quyết vấn đề, tự chủ - tự học, giao tiếp và hợp tác. Năng lực lập luận, tư duy logic, ngôn ngữ tiếng Việt. Năng lực đặc thù ngôn ngữ (vận dụng kiến thức để đọc hiểu các văn bản khó, phân tích, đánh giá biểu đạt của văn bản/sáng tạo về ngôn ngữ, hành văn; phân tích văn bản có đề tài tương đối phức tạp; đánh giá, so sánh giá trị của tác phẩm văn học) và văn học (nhận biết được đặc trưng và thể loại hình tượng văn học, phân tích và đánh giá được nội dung tư tưởng và cách thể hiện nội dung tư tưởng trong văn bản văn học; thể hiện khả năng biểu đạt cảm xúc và ý tưởng). |
|
B1. Lựa chọn KHOA HỌC: Thí sinh chọn 3 trong số 5 chủ đề: Vật lí, Hóa học, Sinh học, Lịch sử, Địa lí. Tổng số câu hỏi 50 (chưa gồm câu hỏi thử nghiệm không tính điểm). |
|||||
Phần 3. Khoa học Chọn 3 trong 5 chủ đề.
Thời gian: 60 phút Thang điểm: 50 |
1. Vật lí: Động học; động lực học; công, năng lượng và công suất; động lượng; chuyển động tròn; biến dạng của vật rắn; dao động; sóng; điện, từ, vật lí nhiệt, khí lí tưởng, hạt nhân và phóng xạ; thí nghiệm/thực hành… |
- Các câu hỏi trắc nghiệm khách quan bốn lựa chọn/01 đáp án đúng duy nhất và tối thiểu 03 câu điền đáp án thuộc lĩnh vực Vật lí, Hóa học, Sinh học. - Từ 1 đến 3 chùm câu hỏi gồm 1 ngữ cảnh đi kèm 3 câu hỏi. |
16-17 |
Thông qua các môn học: Vật lí, Hóa học, Sinh học, Lịch sử và Địa lí đánh giá nhóm năng lực năng lực chung: giải quyết vấn đề và sáng tạo, giao tiếp và hợp tác; một số năng lực khoa học/đặc thù (nhận thức, tìm hiểu, khám phát và vận dụng giải quyết vấn đề trong khoa học tự nhiên và/hoặc khoa học xã hội); khả năng tự chủ và tự học trên cơ sở nắm vững hệ thống tri thức cơ bản về khoa học tự nhiên và/hoặc khoa học xã hội. |
|
2. Hóa học: Bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học, liên kết hóa học, năng lượng hóa học; động hóa học, điện hóa học; hóa học vô cơ và các nguyên tố; đại cương kim loại; kim loại và phức chất hóa học; các dãy hydrocarbon; dẫn xuất halogen – alcohol- phenol; các hợp chất carbonyl; chất béo (ester – lipid); carbohydrate; hợp chất chứa nitrogen, sulphur; hợp chất polymer; dữ liệu về phổ hồng ngoại (IR), phổ khối (MS); thí nghiệm/thực hành,… |
16-17 |
|
|||
3. Sinh học: Các cấp độ tổ chức của thế giới sống, sinh học tế bào, vi sinh vật và virus, sinh học cơ thể, trao đổi chất và chuyển hoá năng lượng, sinh trưởng và phát triển, cảm ứng, di truyền học, tiến hóa, sinh thái học và môi trường, sinh học phân tử, kiểm soát sinh học, thí nghiệm/thực hành,… |
16-17 |
|
|||
4. Lịch sử: Lịch sử thế giới (cận đại và hiện đại), lịch sử Đông Nam Á, lịch sử Việt Nam cận – hiện đại, lịch sử Việt Nam và một số chuyên đề danh nhân lịch sử, quá trình hội nhập quốc tế của Việt Nam,… |
16-17 |
|
|||
5. Địa lí: Địa lí đại cương, địa lí kinh tế - xã hội thế giới, địa lí Việt Nam (tự nhiên, dân cư, chuyển dịch cơ cấu kinh tế, các ngành kinh tế, các vùng kinh tế,...). |
16-17 |
|
|||
B2. Lựa chọn TIẾNG ANH: Tổng số câu hỏi 50 (phục vụ các ngành đào tạo ngoại ngữ). |
|
||||
Phần 3. Tiếng Anh Thời gian: 60 phút Thang điểm: 50 |
Từ vựng, ngữ pháp, khả năng giao tiếp, diễn đạt viết |
Câu hỏi trắc nghiệm khách quan bốn lựa chọn/01 đáp án đúng duy nhất. |
30 |
Thông qua các câu hỏi về từ vựng, ngữ pháp, diễn đạt câu theo các cách khác nhau, kết hợp câu,… để đánh giá khả năng sử dụng từ vựng, ngữ pháp trong giao tiếp, hành văn… |
|
Đọc hiểu văn bản |
Câu hỏi trắc nghiệm khách quan bốn lựa chọn/01 đáp án duy nhất xây dựng từ 03 ngữ cảnh chùm 5 câu hỏi/ngữ cảnh. |
15 |
Thông qua đoạn văn, ngữ cảnh để đánh giá khả năng đọc hiểu; xác định thông tin còn khuyết trong văn bản; xác định ý chính; xác định cấu trúc văn bản; hiểu mục đích, thái độ, quan điểm của tác giả; hiểu thông tin chi tiết; xác định nghĩa của từ và cụm từ trong văn bản; hiểu thông tin chứa hình ảnh,.. |
|
|
Suy luận và giải quyết tình huống |
Câu hỏi trắc nghiệm khách quan bốn lựa chọn/01 đáp án đúng duy nhất. |
5 |
Đáng giá khả năng thông thạo, sử dụng ngôn ngữ tiếng Anh qua các câu hỏi suy luận, giải quyết vấn đề, giải quyết tình huống, ... |
|
3. Phương pháp tính điểm
Tổng điểm của toàn bài thi là 150 điểm. Điểm bài thi được xác định dựa trên tổng số câu trả lời đúng, độ khó, độ phân biệt của mỗi câu hỏi. Câu trả lời sai hoặc không trả lời không được tính điểm.
Bảng điểm bao gồm điểm tổng và điểm của 03 phần thi: Toán học và Xử lí số liệu; Ngôn ngữ - Văn học; Khoa học hoặc Tiếng Anh (theo lựa chọn của thí sinh).
4. Hình thức thi
Thí sinh làm bài thi trực tiếp trên máy tính tại các phòng thi tiêu chuẩn.
5. Phương pháp làm bài
Thí sinh thực hiện theo hướng dẫn làm bài của ĐHQGHN:
- Đối với các câu hỏi trắc nghiệm khách quan bốn lựa chọn: Thí sinh lựa chọn 1 đáp án đúng (A, B, C, D) cho mỗi câu hỏi.
- Đối với các câu hỏi điền đáp án (hoặc điền khuyết): nhập đáp án vào vị trí đã cho. Thí sinh chỉ có thể làm lại câu hỏi trong cùng một phần trước khi hết thời gian làm bài.
6. Phương pháp chấm điểm:
Điểm của bài thi được chấm tự động bằng phần mềm tổ chức thi.
>> TẢI BỘ ĐỀ ĐGNL ĐHQG HÀ NỘI 2025 TẠI ĐÂY <<
Bạn cần đặt mua gói tài liệu này để xem bình luận
Tin tức liên quan
ĐH Quốc gia TP HCM công bố đề minh họa thi đánh giá năng lực 2025
Đại học Quốc gia TP HCM, kỳ thi đánh giá năng lực, thi đánh giá năng lực, đề minh họa, tuyển sinh đại học 2025, đề thi đánh giá năng lực
Lịch dự kiến thi đánh giá năng lực của ĐH Quốc gia Hà Nội 2025
Kỳ thi đánh giá năng lực của Đại học Quốc gia Hà Nội năm 2025 gồm 6 đợt, bắt đầu từ tháng 3, dự kiến có khoảng 85.000 lượt thi.
6 điểm mới và lịch thi đánh giá năng lực năm 2025 của ĐH Quốc gia Hà Nội
Đại học Quốc gia Hà Nội ngày 22/8 công bố 6 điểm mới của kỳ thi đánh giá năng lực (HSA) và lịch thi dự kiến năm 2025.
Cấu trúc bài thi Đánh giá năng lực HSA 2025 của Đại học Quốc gia Hà Nội
Cấu trúc bài thi Đánh giá năng lực, HSA 2025, Đại học Quốc gia Hà Nội, Phần thi Toán học, Ngôn ngữ - Văn học, Khoa học, Bài thi Ngoại ngữ, Câu hỏi trắc nghiệm, Thời gian làm bài, Đề thi tham khảo HSA, Chương trình giáo dục phổ thông mới 2018, Đánh giá năng lực chuyên biệt.
Bình luận tài liệu (0 bình luận)