GÓI ÔN LUYỆN TRẮC NGHIỆM THI TỐT NGHIỆP THPT FORM NĂM 2025 - MÔN SINH HỌC (Theo Chương trình giáo dục phổ thông 2018)

GÓI ÔN LUYỆN TRẮC NGHIỆM THI TỐT NGHIỆP THPT FORM NĂM 2025 - MÔN SINH HỌC (Theo Chương trình giáo dục phổ thông 2018).zip ic_zip

ĐỊNH HƯỚNG VỀ NỘI DUNG VÀ CẤU TRÚC BÀI THI TỐT NGHIỆP THPT MÔN SINH HỌC

Theo phương án tổ chức Kì thi và xét công nhận tốt nghiệp THPT từ năm 2025, môn Sinh học được tổ chức thi theo hình thức trắc nghiệm khách quan trên giấy.

Theo Bộ Giáo dục và Đào tạo, cấu trúc định dạng đề thi theo định hướng đánh giá năng lực, phù hợp với Chương trình GDPT 2018.

Đề thi môn Sinh học gồm 40 câu hỏi, chia thành 3 phần. Trong đó:

- Phần I gồm các câu hỏi ở dạng thức trắc nghiệm nhiều lựa chọn, cho 4 phương án chọn 1 đáp án đúng. Mỗi câu trả lời đúng thí sinh được 0,25 điểm.

- Phần II gồm các câu hỏi ở dạng thức trắc nghiệm dạng đúng sai. Mỗi câu hỏi có 4 ý, tại mỗi ý thí sinh lựa chọn đúng hoặc sai. Học sinh chỉ lựa chọn chính xác 1 ý trong 1 câu hỏi sẽ được 0,1 điểm; lựa chọn chính xác 2 ý trong 1 câu hỏi được 0,25 điểm; lựa chọn chính xác 3 ý trong 1 câu hỏi được 0,5 điểm; lựa chọn chính xác cả 4 ý trong 1 câu hỏi được 1 điểm.

- Phần III gồm các câu hỏi ở dạng thức trắc nghiệm dạng trả lời ngắn. Dạng này thí sinh phải trả lời bằng một từ hay cụm từ, trong đề minh hoạ môn Sinh học, dạng này yêu cầu thí sinh điền vào một số.

Chương trình môn Sinh học có mục đích phát triển cho học sinh năng lực đặc thù là năng lực sinh học. Năng lực sinh học bao gồm 3 thành phần: Nhận thức sinh học, Tìm hiểu thế giới sống và Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học. Ma trận đề thi tốt nghiệp THPT năm 2025 (đề minh hoạ) được phân bổ tỉ lệ thành phần các năng lực như bảng sau:

Bảng năng lực và cấp độ tư duy trong đề minh họa

Năng lực

Cấp độ tư duy

Phần I

Phần II

Phần III

 

Nhận

biết

Thông

hiểu

Vận

dụng

Nhận

biết

Thông

hiểu

Vận

dụng

Nhận

biết

Thông

hiểu

Vận

dụng

Nhận thức

sinh học

6

3

 

1

1

3

2

1

 

Tìm hiểu

thế giới sống

4

1

 

 

1

2

1

 

 

Vận dụng

kiến thức,

kĩ năng đã học

2

1

1

 

3

5

 

1

1

Tổng

12

5

1

1

5

10

3

2

1

 

Ghi chú: Các con số trong bảng thể hiện lệnh hỏi. Mỗi câu hỏi tại phần I và phần III là một lệnh hỏi; mỗi ý hỏi tại phần II là một lệnh hỏi.

 

III.     ĐỊNH DẠNG CÂU HỎI THI TỐT NGHIỆP THPT MÔN SINH HỌC VÀ MỘT SỐ LƯU Ý ĐỂ LÀM TỐT BÀI THI TỐT NGHIỆP THPT MÔN SINH HỌC

1.        Định dạng câu hỏi thi tốt nghiệp THPT môn Sinh học

a) Câu hỏi Phần I. Câu trắc nghiệm nhiều phương án lựa chọn.

Đề thi môn Sinh học có 18 câu hỏi nhiều phương án lựa chọn.

Mỗi câu hỏi dạng này bao gồm phần dẫn và các phương án chọn.

Phần dẫn có chức năng đặt câu hỏi, đưa ra yêu cầu cho học sinh thực hiện, đặt ra tình huống hay vấn đề cho HS giải quyết. Phần dẫn là một câu hỏi hay một mệnh đề chưa hoàn chỉnh tạo cơ sở cho sự lựa chọn.

Phương án chọn: có 4 phương án chọn, HS sẽ chọn một phương án trả lời đúng, phù hợp nhất hoặc không có liên quan gì nhất trong số các phương án cho trước. Lựa chọn này thể hiện năng lực nhận thức của HS. Những phương án còn lại là phương án nhiễu, đó là những phương án có vẻ hợp lí đối với câu hỏi hoặc vấn đề được nêu ra trong phần dẫn nhưng không chính xác. Nếu câu hỏi được soạn tốt thì một người không nắm vững kiến thức về vấn đề đã nêu sẽ không thể nhận biết được trong tất cả các phương án để chọn đâu là phương án đúng, đâu là phương án nhiễu. Trong khi soạn thảo câu trắc nghiệm nhiều lựa chọn, người ta thường cố gắng làm cho các phương án nhiễu đều có vẻ "có lí" và "hấp dẫn" như phương án đúng.

b) Các kiểu câu trắc nghiệm nhiều phương án lựa chọn

- Câu lựa chọn câu trả lời đúng: trong phần lựa chọn, chỉ có duy nhất một phương án đúng.

- Câu lựa chọn câu trả lời phù hợp nhất: trong phần lựa chọn, có thể có nhiều hơn một phương án phù hợp, tuy nhiên sẽ có một phương án đúng nhất.

- Câu lựa chọn các phương án trả lời đúng: trong phần lựa chọn, có nhiều hơn một phương án đúng, HS được yêu cầu tìm ra tất cả phương án đúng.     

- Câu lựa chọn phương án để hoàn thành câu: phần dẫn đưa ra một câu không hoàn chỉnh; phần khuyết có thể nằm trong hoặc nằm cuối của câu này. Câu hỏi của phần dẫn yêu cầu HS lựa chọn một phương án phù hợp để hoàn thành câu.

- Câu theo cấu trúc phủ định: câu hỏi trong phần dẫn chứa một từ mang ý nghĩa phủ định như không, sai, ngoại trừ,...

c) Câu hỏi Phần II. Câu trắc nghiệm đúng sai. Trong mỗi ý a), b), c), d) ở mỗi câu học sinh chọn đúng hoặc sai

Đề thi môn Sinh học có 4 câu dạng này, mỗi câu hỏi có 4 ý, mỗi ý là một nhận định về vấn đề tìm hiểu. Tại mỗi ý thí sinh lựa chọn đúng hoặc sai.

Câu hỏi dạng này có 2 phần: (1) Phần cung cấp thông tin, bao gồm vấn đề thực tiễn hoặc một thí nghiệm, một hình vẽ, sơ đồ, bảng số liệu,... (2) Phần nhận định dựa vào thông tin đã cung cấp, phần nhận định này có thể đúng hoặc sai và thí sinh phải phân tích thông tin để lựa chọn.

Dạng thức này đòi hỏi thí sinh phải có năng lực, kiến thức kĩ năng toàn diện mới đạt được điểm tối đa, hạn chế được việc dùng "mẹo" chọn đáp án từ các phương án nhiễu. Xác suất đánh ngẫu nhiên đạt điểm tối đa là 1/16, nhỏ hơn 4 lần so với dạng thức trắc nghiệm nhiều phương án lựa chọn hiện nay.

d) Câu hỏi Phần III. Câu trắc nghiệm trả lời ngắn

Đề thi môn Sinh học có 6 câu dạng này. Dạng thức này gần với dạng câu hỏi tự luận, được đánh giá thông qua kết quả cuối cùng mà thí sinh phải tự điền vào phiếu trả lời. Dạng câu hỏi này trong đề thi môn Sinh học thường có 2 phần: (1) Phần thông tin: thường là nội dung kiến thức sinh học, một cấu trúc hoặc một thí nghiệm, hình vẽ, sơ đồ, bảng số liệu,...(2) Phần câu hỏi, trong đề thi minh hoạ thì phần này được hỏi dưới dạng "Có bao nhiêu...?", thí sinh phải trả lời bằng con số.

Dạng thức này đòi hỏi thí sinh phải có năng lực, kiến thức kĩ năng chắc chắn, hạn chế được việc dùng "mẹo" chọn đáp án từ các phương án nhiễu.

2.        Một số lưu ý để làm bài tốt bài thi tốt nghiệp THPT môn Sinh học

Để làm tốt bài thi môn Sinh học, cần lưu ý một số điểm như sau:

a) Đối với câu hỏi phần I. Câu trắc nghiệm nhiều lựa chọn

- Việc đầu tiên quan trọng chính là đọc qua một lượt những câu hỏi, xem những câu nào đã biết rồi thì nên khoanh ngay những đáp án vào phiếu trả lời. Sau khi làm hết những câu hỏi "trúng tủ" thì chọn những câu hỏi có kiến thức đơn giản làm trước, vì bài thi trắc nghiệm các câu hỏi đều có những thang điểm như nhau chứ không giống như những bài thi tự luận.

- Đọc lướt nhanh câu hỏi, tìm được "từ khoá" hay còn gọi là "key" trong mỗi câu hỏi, đây chính là mấu chốt để bạn có thể giải quyết vấn đề. Điều đó giúp bạn định hướng được những câu hỏi liên quan đến vấn đề bạn thắc mắc và đáp án sẽ gắn liền với từ khoá ấy. Đây được xem là cách để thí sinh khi thi trắc nghiệm giải quyết câu hỏi một cách nhanh nhất và tránh bị lạc đề hay nhầm dữ liệu với những đáp án khác.

- Cần tạo thói quen "tạm quên" đi đáp án cho sẵn. Hầu hết các phương án A, B, C, D cho sẵn trong đề đều có nội dung "na ná" như nhau rất dễ khiến học sinh bị phân tâm và nhầm lẫn nếu không nắm chắc kiến thức. Do vậy, trước khi nhìn đáp án, bạn nên đọc câu hỏi và tự trả lời trước, sau đó mới quan sát xem có đáp án nào gần trùng với suy nghĩ của mình hay không.

- Đối với những câu hỏi khó có thể sử dụng phương pháp loại trừ: Trong 4 phương án trả lời, thí sinh có thể phân tích và tìm ra câu trả lời sai. Như vậy câu trả lời đúng sẽ nằm trong số còn lại. Nếu loại trừ được càng nhiều phương án trả lời sai thì xác suất trả lời đúng càng cao.

- Đặc biệt, khi không còn đủ cơ sở để có thể loại trừ nữa thì hãy dùng cách phỏng đoán đáp án, nhận thấy được rằng phương án nào có tính khả thi hơn và đủ tin cậy hơn thì hãy khoanh vào phiếu trả lời, đó chính là cách cuối cùng dành cho bạn có thể đạt hiệu quả tốt nhất.

b) Đối vơi câu hỏi phần II. Câu hỏi trắc nghiệm đúng sai

Để làm tốt câu hỏi phần này, thí sinh cần đọc lướt nội dung, hoặc quan sát sơ đồ, hình ảnh,... tìm các từ khoá trong nội dung, hình ảnh đó. Tiếp theo đọc nhanh các nhận định để định hình dạng hỏi. Sau đó đọc kĩ từng nhận định và so sánh với thông tin trong đoạn đã cho để xác định tính đúng, sai của nhận định đó.

c) Đối với câu hỏi phần III. Câu trắc nghiệm trả lời ngắn

Với dạng câu hỏi này, thí sinh nên đọc lướt qua thông tin. Tiếp theo đọc cẩn thận câu hỏi, rồi từ câu hỏi đọc lại thông tin để xác định số cần điền là bao nhiêu.

Lưu ý trong quá trình làm bài thi: thí sinh hãy phân bổ thời gian làm sao để không bỏ sót những câu hỏi nào, nếu không biết đáp án thì hãy dùng phỏng đoán để trả lời. Do thi trắc nghiệm vẫn chưa có hình thức trừ điểm ngược khi làm sai nên thí sinh không nên để trống một câu nào (không trả lời). Yếu tố này đổi khi cần sự may mắn nhưng lại không thể thiếu khi làm bài thi trắc nghiệm.

Hỗ trợ 24/7