GÓI ÔN LUYỆN TRẮC NGHIỆM THI TỐT NGHIỆP THPT FORM NĂM 2025 - MÔN CÔNG NGHỆ - NÔNG NGHIỆP (Theo Chương trình giáo dục phổ thông 2018)

GÓI ÔN LUYỆN TRẮC NGHIỆM THI TỐT NGHIỆP THPT FORM NĂM 2025 - MÔN CÔNG NGHỆ - NÔNG NGHIỆP (Theo Chương trình giáo dục phổ thông 2018).zip ic_zip

ĐỊNH HƯỚNG ÔN LUYỆN VÀ LÀM BÀI THI TỐT NGHIỆP

THPT MÔN CÔNG NGHỆ

I. ĐỊNH HƯỚNG THI TỐT NGHIỆP THPT CỦA BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

Ngày 28/11/2023, Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Quyết định số 4068/QĐ- BGDĐT về việc phê duyệt “Phương án tổ chức Kì thi và xét công nhận tốt nghiệp trung học phổ thông từ năm 2025”.

1. Mục đích tổ chức thi

Đánh giá đúng kết quả học tập của người học theo mục tiêu và chuẩn cần đạt theo yêu cầu của Chương trình giáo dục phổ thông (GDPT) 2018; lấy kết quả thi để xét công nhận tốt nghiệp THPT và làm một trong các cơ sở để đánh giá chất lượng dạy, học của các cơ sở GDPT và công tác chỉ đạo của các cơ quan quản lí giáo dục; cung cấp dữ liệu đủ độ tin cậy cho các cơ sở giáo dục đại học, giáo dục nghề nghiệp sử dụng trong tuyển sinh theo tinh thần tự chủ.

2. Đối tượng dự thi

Người học đã hoàn thành chương trình THPT, chương trình giáo dục thường xuyên cấp THPT trong năm tổ chức thi hoặc đã hoàn thành chương trình THPT, chương trình giáo dục thường xuyên cấp THPT nhưng chưa thi tốt nghiệp THPT hoặc đã thi nhưng chưa tốt nghiệp THPT và có nguyện vọng dự thi để được công nhận tốt nghiệp THPT. Người học đã có Bằng tốt nghiệp THPT hoặc đã có Bằng tốt nghiệp trung cấp có nguyện vọng dự thi để lấy kết quả làm cơ sở xét tuyển sinh giáo dục đại học, giáo dục nghề nghiệp.

3. Nội dung thi

Bám sát nội dung của Chương trình GDPT 2018.

4. Hình thức thi

Môn Ngữ văn thi theo hình thức tự luận. Các môn còn lại thi theo hình thức trắc nghiệm.

5. Môn thi

Thí sinh thi bắt buộc môn Ngữ văn, môn Toán và 02 môn thí sinh tự chọn trong số các môn còn lại được học ở lớp 12 (Ngoại ngữ, Lịch sử, Vật lí, Hoá học, Sinh học, Địa lí, Giáo dục kinh tế và pháp luật, Tin học, Công nghệ).

6. Thời gian tổ chức thi

Kì thi tốt nghiệp THPT (gọi tắt là Kì thi) được tổ chức trên toàn quốc theo cách thức chung đề, chung đợt thi, cùng thời gian theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

7. Phương thức xét công nhận tốt nghiệp

Kết hợp giữa kết quả đánh giá quá trình và kết quả thi tốt nghiệp theo tỉ lệ phù hợp với lộ trình triển khai Chương trình GDPT 2018.

8. Phân cấp, phân quyền tổ chức thi

– Bộ Giáo dục và Đào tạo: (1) Chỉ đạo chung, ban hành các văn bản chỉ đạo, hướng dẫn, kế hoạch tổ chức Kì thi; (2) Chủ động phối hợp với các bộ, ngành, địa phương trong việc tổ chức Kì thi; (3) Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin phục vụ tổ chức Kì thi; (4) Phối hợp với Bộ Công an, các địa phương phòng, chống hiệu quả việc sử dụng công nghệ cao để gian lận trong Kì thi; (5) Hướng dẫn, tổ chức công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát Kì thi.

– Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương: (1) Chỉ đạo tổ chức thực hiện và chịu trách nhiệm toàn diện về Kì thi tại địa phương; (2) Chủ động có phương án và chuẩn bị đầy đủ các điều kiện về nhân lực, vật lực, các điều kiện cần thiết khác để tổ chức Kì thi; (3) Tổ chức thanh tra, kiểm tra, giám sát tổ chức thi và xét công nhận tốt nghiệp THPT tại địa phương theo Lịch thi chung và hướng dẫn của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

II. ĐỊNH HƯỚNG VỀ CẤU TRÚC VÀ NỘI DUNG ĐỀ THI TỐT NGHIỆP THPT MÔN CÔNG NGHỆ ĐỊNH HƯỚNG NÔNG NGHIỆP

1. Định hướng về hình thức và cấu trúc đề thi

Theo phương án tổ chức kì thi và xét công nhận tốt nghiệp THPT từ năm 2025 (Quyết định số 4086/QĐ-BGDĐT ngày 28/11/2023 của Bộ GD&ĐT), môn Công nghệ được tổ chức thi theo hình thức trắc nghiệm trên giấy.

Theo cấu trúc định dạng đề thi tốt nghiệp THPT từ năm 2025 được Bộ GD&ĐT công bố ngày 29/12/2023, đề thi tốt nghiệp môn Công nghệ gồm 28 câu trắc nghiệm, chia thành 2 phần:

Phần I: Gồm có 24 câu trắc nghiệm nhiều phương án lựa chọn (gọi tắt là câu nhiều lựa chọn). Câu trắc nghiệm nhiều lựa chọn sử dụng loại có 4 phương án, trong đó có 1 phương án đúng hoặc đúng nhất, 3 phương án còn lại là các phương án nhiễu. Thí sinh làm đúng mỗi câu trắc nghiệm phần này được 0,25 điểm. Như vậy, nếu thí sinh làm đúng cả 24 câu trắc nghiệm nhiều lựa chọn sẽ được 6 điểm.

Phần II: Gồm các câu hỏi ở dạng thức trắc nghiệm dạng đúng/sai. Mỗi câu hỏi có 4 ý, tại mỗi ý thí sinh lựa chọn đúng hoặc sai.

Điểm của mỗi câu trắc nghiệm đúng/sai là 01 điểm và được tính như sau:

– Thí sinh chỉ lựa chọn chính xác 1 ý trong một câu hỏi được 0,1 điểm;

– Thí sinh chỉ lựa chọn chính xác 2 ý trong một câu hỏi được 0,25 điểm;

– Thí sinh chỉ lựa chọn chính xác 3 ý trong một câu hỏi được 0,5 điểm;

– Thí sinh chỉ lựa chọn chính xác 4 ý trong một câu hỏi được 1,0 điểm.

2. Định hướng về nội dung

Nội dung thi bám sát nội dung của Chương trình GDPT 2018 môn Công nghệ định hướng nông nghiệp, với các mạch nội dung và yêu cầu cần đạt về năng lực đặc thù như sau:

– Mạch nội dung:

Lớp 10. Công nghệ trồng trọt.

Lớp 11. Công nghệ chăn nuôi.

Lớp 12. Công nghệ lâm nghiệp – thuỷ sản.

– Yêu cầu cần đạt về năng lực đặc thù:

Môn công nghệ có 5 năng lực thành phần với các biểu hiện cụ thể như sau:

Năng lực thành phần

Biểu hiện của năng lực

Nhận thức công nghệ

[a3.1]: Làm rõ được một số vấn đề về bản chất kĩ thuật, công nghệ; mối quan hệ giữa công nghệ với con người, tự nhiên, xã hội; mối quan hệ giữa công nghệ với các lĩnh vực khoa học khác; đổi mới và phát triển công nghệ, phân loại, thiết kế và đánh giá công nghệ ở mức đại cương.

[a3.2]: Hiểu biết được tổng quan, đại cương về những vấn đề nguyên lí, cốt lõi, nền tảng, có tính chất định hướng nghề nghiệp cho học sinh của một số công nghệ phổ biến thuộc một trong hai định hướng công nghiệp và nông nghiệp.

[a3.3]: Nhận thức được cá tính và giá trị sống của bản thân; tìm được những thông tin chính về thị trường lao động, yêu cầu và triển vọng của một số ngành nghề trong lĩnh vực kĩ thuật, công nghệ; đánh giá được sự phù hợp của bản thân trong mối quan hệ với những ngành nghề đó.

Giao tiếp công nghệ

[b3.1]: Sử dụng được ngôn ngữ kĩ thuật trong giao tiếp về sản phẩm, dịch vụ kĩ thuật, công nghệ.

[b3.2]: Lập được bản vẽ kĩ thuật đơn giản bằng tay hoặc với sự hỗ trợ của máy tính.

Sử dụng công nghệ

[c3.1]: Sử dụng một số sản phẩm công nghệ an toàn, hiệu quả.

[c3.2]: Sử dụng được một số dịch vụ phổ biến, có ứng dụng công nghệ.

[c3.3]: Thực hiện được một số quy trình kĩ thuật phổ biến trong lĩnh vực nông – lâm nghiệp và thuỷ sản.

[c3.4]: Thực hiện được một số công đoạn trong quy trình công nghệ trồng trọt và chăn nuôi công nghệ cao.

Đánh giá công nghệ

[d3.1]: Nhận biết và đánh giá được một số xu hướng phát triển công nghệ.

[d3.2]: Đề xuất được tiêu chí chính cho việc lựa chọn, sử dụng một sản phẩm công nghệ thông dụng.

Thiết kế kĩ thuật

[e3.1]: Xác định được các yếu tố ảnh hưởng tới hoạt động thiết kế kĩ thuật.

[e3.2]: Sử dụng được một số phần mềm đơn giản hỗ trợ thiết kế.

[e3.3]: Thiết kế được sản phẩm đơn giản đáp ứng yêu cầu cho trước.

 

III. ĐỊNH DẠNG CÂU HỎI THI TỐT NGHIỆP THPT MÔN CÔNG NGHỆ VÀ MỘT SỐ LƯU Ý ĐỂ LÀM BÀI TỐT BÀI THI TỐT NGHIỆP THPT MÔN CÔNG NGHỆ

Cậu hỏi Phần I. Câu trắc nghiệm nhiều phương án lựa chọn

Đề thi môn Công nghệ có 24 câu hỏi.

Mỗi câu hỏi dạng này bao gồm phần dẫn và các phương án chọn.

Phần dẫn, có chức năng đặt câu hỏi, đưa ra yêu cầu cho HS thực hiện, đặt ra tình huống hay vấn đề cho HS giải quyết. Phần dẫn là một câu hỏi hay một mệnh đề chưa hoàn chỉnh tạo cơ sở cho sự lựa chọn.

Phương án chọn: có 4 phương án chọn, HS sẽ chọn một phương án trả lời đúng, phù hợp nhất với yêu cầu. Lựa chọn này thể hiện năng lực nhận thức của HS. Những phương án còn lại là phương án nhiễu, đó là những phương án có vẻ hợp lí đối với câu hỏi hoặc vấn đề được nêu ra trong phần dẫn nhưng không chính xác. Nếu câu hỏi được soạn tốt thì một người không nắm vững kiến thức về vấn đề đã nêu sẽ không thể nhận biết được trong tất cả các phương án để chọn đâu là phương án đúng, đâu là phương án nhiễu. Trong khi soạn thảo câu trắc nghiệm nhiều lựa chọn, người ta thường cố gắng làm cho các phương án nhiễu đều có vẻ “có lí” và “hấp dẫn” như phương án đúng.

Câu hỏi Phần II. Câu hỏi ở dạng thức trắc nghiệm đúng sai

Đề thi môn Công nghệ có 4 câu dạng này, mỗi câu hỏi có 4 ý, mỗi ý là một nhận định về vấn đề tìm hiểu. Tại mỗi ý thí sinh lựa chọn đúng hoặc sai.

Câu hỏi dạng này có 2 phần: (1) Phần cung cấp thông tin, bao gồm vấn đề thực tiễn hoặc một hình vẽ, sơ đồ, bảng số liệu,... (2) Phần nhận định dựa vào thông tin đã cung cấp, phần nhận định này có thể đúng hoặc sai và thí sinh phải phân tích thông tin để lựa chọn.

Dạng thức này đòi hỏi thí sinh phải có năng lực, kiến thức kĩ năng toàn diện mới đạt được điểm tối đa, hạn chế được việc dùng “mẹo” chọn đáp án từ các phương án nhiễu. Xác suất đánh ngẫu nhiên đạt điểm tối đa là 1/16, nhỏ hơn 4 lần so với dạng thức trắc nghiệm nhiều phương án lựa chọn hiện nay.

Hỗ trợ 24/7